Ngoài ra, tham gia chuyến công tác lần này còn có lãnh đạo nhiều địa phương đi theo sự phân công của Thủ tướng, như Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải; Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng và Chủ tịch các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa…
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo diễn ra từ ngày 16-18/12. Đây là dịp đặc biệt quan trọng, vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên.
Dự kiến các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản sẽ kiểm điểm lại quá trình hợp tác 50 năm qua, từ đó đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới.
Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng gồm: “Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy”. Hai văn kiện này nhằm cụ thể hóa những kết quả trao đổi của các nhà lãnh đạo tại hội nghị.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính công tác đến Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Trước đó vào tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Hiroshima - Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Chuyến công tác đến Nhật Bản lần này của Thủ tướng có nhiều ý nghĩa quan trọng, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam-Nhật Bản vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua.
ASEAN-Nhật Bản cũng chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện (CSP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 9/2023.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN
Sau 50 năm thiết lập quan hệ, ASEAN-Nhật Bản phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, cả về chính trị - an ninh, kinh tế lẫn văn hóa-xã hội. Hai bên đang tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch hành động (sửa đổi) thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản được thông qua năm 2017.
ASEAN-Nhật Bản hợp tác thông qua các cơ chế chính thức như Hội nghị Cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao, Quan chức cao cấp (SOM), Ủy ban hợp tác chung (JCC - cấp Đại sứ).
Nhật Bản cũng là đối tác tích cực tham gia các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như: Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và một số cơ chế chuyên ngành khác.
Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản trong 3 năm từ tháng 8/2018 - 8/2021.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của ASEAN. Trong năm 2022, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 và đầu tư FDI đứng thứ 2 của ASEAN.
Hợp tác kinh tế đầu tư giữa hai bên được triển khai qua nhiều cơ chế/khuôn khổ khác nhau, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP).
Nhật Bản cũng là đối tác tích cực đóng góp cho triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) và hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Ngoài ra, Nhật Bản có nhiều dự án hỗ trợ thực chất cho ASEAN trong các lĩnh vực văn hóa xã hội; là một trong những đối tác quan trọng hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và hội nhập khu vực thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).
Tháng 5/2019, ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định Hợp tác kỹ thuật ASEAN-Nhật Bản (TCA) nhằm tạo điều kiện cho Nhật Bản hỗ trợ tốt hơn cho hợp tác phát triển cho toàn khu vực ASEAN.
Hai bên ủng hộ phối hợp duy trì đà hợp tác, nhất là tập trung kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm chuỗi cung ứng thương mại và đầu tư, thúc đẩy phục hồi.
Nhật Bản đã dành 50 triệu USD hỗ trợ ASEAN thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (AC-PHEED), khẳng định tiếp tục hỗ trợ trung tâm này đi vào hoạt động bền vững.
Ngoài ra, đất nước mặt trời mọc đã hỗ trợ gói trang thiết bị y tế trị giá hơn 200 triệu USD song phương cho các nước ASEAN; đã hỗ trợ 16 triệu liều vắc xin cho các nước ASEAN trong tổng số 30 triệu liều cung cấp ra nước ngoài; dành 2,5 tỷ yên thiết lập kho lạnh bảo quản và vận chuyển vắc xin, hỗ trợ vật tư, công nghệ y tế, máy tạo o-xy cho nhiều nước ASEAN.
Trong thúc đẩy phục hồi toàn diện, hai bên nhất trí tăng cường thương mại và đầu tư, ủng hộ việc duy trì chuỗi cung ứng khu vực, đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, quản lý thiên tai, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh…
Nhật Bản tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi tổng thể với khoản cho vay trị giá 192 tỷ yên với lãi suất thấp nhất.
Các dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản- Năm 1973: ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ.
- Năm 1977: Quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản được chính thức hóa thông qua tổ chức Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản (tháng 3/1977), mở rộng các lĩnh vực hợp tác như phát triển công nghiệp, thương mại, lương thực và nông nghiệp. Cũng trong năm này, lần đầu tiên các lãnh đạo ASEAN có cuộc họp với lãnh đạo của các đối tác, trong đó có Nhật Bản (tháng 8/1977).
- Năm 2003: ASEAN-Nhật Bản nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược, thông qua “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản Năng động và Bền bỉ trong Thiên niên kỷ mới” và Kế hoạch hành động kèm theo triển khai Tuyên bố này.
- Năm 2004: Nhật Bản ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).
- Năm 2013: ASEAN-Nhật Bản thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN-Nhật Bản” và Kế hoạch hành động kèm theo triển khai Tuyên bố, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ.
- Năm 2023: ASEAN-Nhật Bản đã chính thức thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26 tại Indonesia vào tháng 9/2023.
" alt=""/>Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự hội nghị ASEANKhi Giang Mộng Nam được nửa tuổi, một tai nạn đã làm thay đổi tất cả. Khi đó, ông nội của cô bị bệnh phải nhập viện. Cha mẹ Mộng Nam vừa phải đi làm vừa chăm lo cho ông nội. Vì thế, họ tạm thời giao con gái cho người nhà chăm sóc. Tuy nhiên, cô đột nhiên lên cơn sốt cao và được chuẩn đoán bị viêm phổi. Lúc 6 tháng tuổi, Mộng Nam bị mất thính lực vì tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Biến cố xảy đến với con gái khiến cả gia đình vô cùng đau khổ.
Ban đầu, khi Mộng Nam bị mất thính lực, các bác sĩ khuyên gia đình nên cho cô bé sớm đi học ngôn ngữ ký hiệu.
Dù vậy, để giúp con gái hòa nhập xã hội tốt hơn, cha mẹ cô đã từ bỏ việc dạy ngôn ngữ ký hiệu cho Mộng Nam và thay vào đó là giúp cô học cách phát âm, đọc môi. Từ các từ, cụm từ đến cách diễn đạt hàng ngày, Mộng Nam đã nhận biết được hình dạng chữ ở miệng khi nhìn vào gương, học cách phát âm bằng cách chạm vào cổ họng của cha mẹ và học "nghe”- “nói" thông qua đọc môi.
Gia đình hy vọng con gái có thể hòa nhập và sống như một người bình thường
Một lần, khi Mộng Nam đang chơi thể thao, cô đã đánh trượt bóng trong tay và thốt lên một tiếng “ah”. “Đó giống như tiếng gọi cha mẹ đầu đời của con vậy”, ông bà Giang chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên Giang Mộng Nam phát ra âm thanh kể từ khi mất đi thính giác. Đêm đó, bố mẹ thay nhau ôm cô và đối với họ, đây là “những âm thanh đẹp nhất trên đời”, theo trang thông tin của Đại học Thanh Hoa.
Khi con gái đến tuổi đi học, cha mẹ Mộng Nam rất vất vả mới có thể xin học cho con bởi các trường đều không muốn nhận cô bé. Ban giám hiệu khuyên gia đình nên cho cô theo học ở trường dành cho học sinh câm điếc. Nhiều giáo viên cho rằng Mộng Nam sẽ không thể hòa nhập ở trường học bình thường.
Sau cùng, khi Mộng Nam được một trường tiểu học đón nhận, cô bé đã học tập rất chăm chỉ, có kết quả thuộc nhóm đứng đầu lớp. Trong giờ học, Mộng Nam "nghe bài giảng" bằng cách "đọc" khẩu hình của giáo viên.
Với sự chăm chỉ và trí nhớ đáng kinh ngạc, cô luôn có điểm số thuộc top đầu lớp. Sau đó, cô được nhận vào chương trình đại học và thạc sĩ của Đại học Cát Lâm với kết quả xuất sắc. Mộng Nam học chuyên ngành dược và muốn sử dụng khả năng của mình để giúp đỡ nhiều người gặp khó khăn khác.
Cô học tập đạt kết quả xuất sắc và xuất bản nhiều bài báo nghiên cứu. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp cao học, Giang Mộng Nam được nhận vào làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học số 1 châu Á Thanh Hoa.
‘Tôi tin rằng mình không thua kém người khác’
Trước khi bắt đầu học tiến sĩ, Giang Mộng Nam đã được cấy ghép ốc tai điện tử thành công. Sau ca phẫu thuật, cô cuối cùng cũng nghe được âm thanh, nhưng vì vẫn chưa quen nên cô phải luyện thính giác mỗi ngày.
Sau đó, Mộng Nam gia nhập "Hiệp hội nghiên cứu khả năng tiếp cận sinh viên”. Cô muốn dùng nỗ lực của mình để giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn và dùng kinh nghiệm của bản thân để khuyến khích những người như cô.
Sự xuất sắc của Mộng Nam càng được nhiều người biết đến và công nhận hơn. Cô thường được ví như một mặt trời nhỏ tích cực, truyền niềm vui cho bạn bè và người thân xung quanh.
Với bằng tiến sĩ của Trường Khoa học và Đời sống của Thanh Hoa, cô trở thành sinh viên duy nhất ở quê hương được nhận vào một trường đại học trọng điểm hàng đầu Trung Quốc và số 1 châu Á. Năm 2021, Mộng Nam còn được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa vào danh sách 10 nhân vật truyền cảm hứng của năm.
Bí quyết để Mộng Nam không ngừng tiến bước trong cuộc sống, đó là cô không bao giờ nghĩ về bản thân như một người yếu thế. Cô tâm sự: "Tôi thường nói với các thầy cô trực tiếp dạy tôi qua các bậc học rằng đừng giảm tiêu chuẩn đối với tôi, chỉ vì tôi có vấn đề thính giác. Đôi khi, tôi cảm thấy ái ngại khi được thầy cô, bạn bè dành cho nhiều lời khen ngợi. Tôi chỉ mong mọi người nhìn nhận tôi giống như những người bình thường khác và áp dụng cùng một chuẩn mực đối với tôi, không có sự biệt đãi nào".
Mỗi bước đi trong cuộc sống, trưởng thành và học tập của Mộng Nam đều là một nỗ lực phi thường vượt nghịch cảnh. “Tôi tin rằng mình không thua kém gì ai. Cuộc đời tôi dường như có nhiều bước lùi hơn người khác. Nhưng tôi nghĩ luôn có người đi nhanh, có người đi chậm. Đừng lo lắng mà hãy lặng lẽ tích lũy năng lượng bởi hoa nở muộn cũng là loài hoa đẹp”.
Giang Mộng Nam luôn có một giấc mơ, đó là “chữa bệnh, cứu người thoát khỏi đau đớn". Hiện tại, cô đang làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Tây Hồ. Chia sẻ về định hướng trong tương lai, Mộng Nam cho biết cô muốn theo đuổi con đường nghiên cứu và trở thành một giảng viên đại học.
Ngày 2/5/2024, đám cưới của cô được tổ chức tại tỉnh An Huy và chú rể là bạn cùng lớp tại Đại học Thanh Hoa.
Câu chuyện của Giang Mộng Nam như một lời nhắn nhủ: những cô gái đã đi qua nhiều con đường chông gai với nỗ lực không mỏi mệt, hạnh phúc sẽ tìm tới.
Phát biểu khai mạc sự kiện, GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Có rất nhiều nhà khoa học nữ nổi tiếng thế giới như Marie Curie - nhà khoa học đầu tiên nhận hai giải Nobel trong các lĩnh vực Vật lý và Hóa học, nổi bật với nghiên cứu về phóng xạ; Ada Lovelace - lập trình viên máy tính đầu tiên, viết thuật toán cho máy tính đầu tiên… Tôi chỉ muốn nói với các bạn một điều: Các bạn hãy tự tin theo đuổi những điều mình thích, đừng để người khác nói với mình rằng mình không thể làm được điều gì”.
Đại diện của UNICEF Việt Nam, bà Lê Anh Lan, cũng nhấn mạnh vai trò của STEAM trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đối mặt với những thách thức toàn cầu: “UNICEF tin rằng giáo dục STEAM - sự tổng hòa của các môn khoa học - xã hội và nghệ thuật gắn với các kỹ năng số và ý thức về bảo vệ môi trường, phòng tránh biến đổi khí hậu là hai mảng đầu tư quan trọng nhất của xã hội ngày nay. Việc đảm bảo cho mỗi thanh thiếu niên đều có cơ hội như nhau được tiếp cận giáo dục STEAM một cách an toàn, có trách nhiệm; giúp các em được học tập những kiến thức kỹ năng liên quan thực tế, kỹ năng khởi nghiệp là những yếu tố đảm bảo công bằng trong việc phát triển nhân lực xã hội”.
Ths. Christopher Bradley - Tổng Hiệu trưởng Victoria School - Nam Sài Gòn cũng chia sẻ về sứ mệnh của Victoria School trong việc cung cấp một môi trường giáo dục toàn diện và khuyến khích học sinh trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình: “Victoria School - Nam Sài Gòn khuyến khích học sinh khai phá tiềm năng sáng tạo về khoa học và công nghệ trong học tập và các hoạt động trải nghiệm. STEAM là một cách tuyệt vời để kết hợp sự xuất hiện của công nghệ với các môn học truyền thống hơn. Chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả học sinh, bao gồm cả các em học sinh nữ, không chỉ sẵn sàng tham gia mà còn trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực này”.
Sau lễ khai mạc, các đội thi đã được hướng dẫn chi tiết về thể lệ vòng chung kết và tham gia các hoạt động hướng dẫn nghiên cứu và triển khai dự án STEAM, với sự dẫn dắt từ các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 69 thí sinh sẽ được chia thành 23 đội thi, mỗi đội được lựa chọn từ 3 thành viên đến từ 3 địa phương khác nhau nhằm giúp các em làm quen và tiếp xúc với các văn hóa, cách thức tiếp cận vấn đề khác nhau.
Mỗi đội được lựa chọn 1 trong 3 chủ đề: Kỹ năng STEAM và kỹ năng xanh cho trẻ em gái; Năng lượng tái tạo; Thích ứng với biến đổi khí hậu để thực hiện nghiên cứu/dự án. Bài dự thi của các nhóm thí sinh bao gồm: Bài viết mô tả ý tưởng dự án (tối đa 1500 từ) và sản phẩm thực hành bằng mô hình, video, hoặc hình ảnh minh họa cho ý tưởng, thể hiện tính sáng tạo và ứng dụng của dự án. Sau khi hoàn thiện, thí sinh sẽ tiến hành thuyết trình về dự án trước Ban giám khảo và trả lời các câu hỏi phản biện vào sáng ngày 3/10/2024.
Dựa trên các tiêu chí: Sáng tạo và đổi mới; Khả thi và ứng dụng; Tính hợp tác và làm việc nhóm; Ý thức bảo vệ môi trường và xã hội, Ban giám khảo sẽ chọn ra 9 đội thi xuất sắc nhất bước vào vòng chung kết diễn ra vào chiều ngày 3/10/2024. Qua từng vòng thi, thí sinh sẽ học được các kỹ năng về phân tích, triển khai, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện…
Vòng chung kết STEAM For Girls 2024 sẽ kéo dài từ ngày 30/9 đến 4/10/2024, với nhiều hoạt động thú vị và bổ ích như tham quan Học viện hàng không Vietjet, tòa nhà Đổi mới sáng tạo Galaxy Innovation Hub để tìm hiểu về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong ngành hàng không và các hoạt động nghiên cứu sáng tạo; Tham quan triển lãm Van Gogh; trải nghiệm học tập thực tế, khám phá “city tour” để hiểu thêm về sự năng động, sáng tạo của TP.HCM. Đặc biệt, các em sẽ được tham dự diễn đàn giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc khuyến khích các em nữ sinh theo đuổi STEAM, đồng thời góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và phát triển bền vững.
Ban tổ chức cuộc thi “STEAM for Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh 2024” Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Email: hoptacquocte@vnies.edu.vn SĐT: 0868836912 (thầy Lê Quang Quân) Hệ thống Giáo dục Victoria School Email: info@victoriaschool.edu.vn SĐT: 0938720599 (cô Nguyễn Lê Kiều Duyên) |
Ngọc Minh
" alt=""/>Vòng chung kết ‘STEAM for Girls’: Sân chơi sáng tạo cho nữ sinh